Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

   Tôi vẫn nghĩ những cuộc hôn nhân không tình yêu hiếm khi nào được hạnh phúc. Ý nghĩ ấy càng mạnh thêm nữa sau khi tôi đọc được những bản tin đăng trên báo nói về số phận của những cô gái Việt lấy chồng Đài Loan - Trung Quốc - Hàn Quốc, bị chồng và gia đình chồng hành hạ quá mức đến nỗi phải tự vẫn. Không ai sinh ra mà không muốn mình được hạnh phúc cả, nhưng dòng đời đưa đẩy, có những chuyện mình không muốn cũng không được
  ( 1 bài hát rất hay nói về cuộc đời của các cô gái ấy, xin mời các bạn hãy nghe. đừng nên bỏ qua )
                                                              MUỘN - LƯU BÍCH
                                                                                                                        

        VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG SỐ PHẬN ĐAU BUỒN CỦA CÁC CÔ GÁI


Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

YÊU THƯƠNG MONG MANH

                                                         
                                                         Yêu Thương Mong Manh
                                                         ( Quang Dũng - Mỹ Tâm )



                                                      Lời yêu mong manh như làn khói
                                                     Không biết lòng anh có đổi thay




                                          YÊU MỘT NGƯỜI SỐNG BÊN MỘT NGƯỜI
                                                                 ( Minh Tuyết )



Tim đã nứt bao giờ lành nữa !
Khóc vô duyên, than thở ích gì ?
Người đời đau khổ thiếu chi
Khô gan, héo ruột, riêng gì mình ta
   

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Lý giải khoa học về chuyện “ma nhập”




Lý giải khoa học về chuyện “ma nhập”

A- A A+ ‹Đọc›
Có người tự cho rằng mình bị ma nhập hoặc do áp vong ma nhập làm cho điên loạn. Có người khi tham gia gọi hồn, áp vong để tìm mộ... cũng bị rơi vào tình trạng này.

 Một buổi giao lưu tâm linh tại trung tâm UIA.
Một buổi giao lưu tâm linh tại trung tâm UIA.
Vậy thực chất "ma" làm hay do chúng ta tự ám thị mình gây sự rối loạn của não bộ? Cách gì để chúng ta không bị "lừa" và tránh các tổn thương tinh thần, thể chất và tiền bạc trước các hiện tượng này? Tòa soạn sẽ đăng những lý giải khoa học của các nhà nghiên cứu về vấn đề này.

Người chết có giao tiếp được với người sống?

Nhiều người đang tin rằng, chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp được với người thân đã mất thông qua các hình thức áp vong, gọi hồn. Nhưng thực tế, có đúng vong hồn giao tiếp với chúng ta hay chỉ là sự tưởng tượng, ám thị của chính mình?

ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, khoa học đã công nhận khi con người chết có một lượng vật chất vừa mất đi. Lượng vật chất vừa mất đi ấy là phần hồn vừa thoát đi.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại chưa định hình, cân đong, đo đếm được nó. Họ cho rằng nó gồm 3 phần: Vía + thần thức + phách, phân lớp vòng theo trục thẳng đứng. Đây là một tổ hợp các "hạt điện sinh học" nên chúng chuyển động ở dạng sóng điện gọi là sóng các hạt điện sinh học. Vận động theo dạng sóng, nó tuân thủ các tần số bước sóng. Tần số bước sóng của các vong hồn khác nhau, cho nên loại tần số này là vô số và tốc độ vận động khác nhau.

Trong khi đó, con người có màn cảm sóng "trơ", chỉ có thể rung động khi có một sóng với năng lượng lớn tác động vào. Chỉ có những người có màn sóng nhạy cảm (nhà ngoại cảm) có khả năng nhận nhiều tần sóng khác nhau và họ cũng phát sóng với năng lượng khá mạnh thì mới bắt được. Tuy nhiên, họ cũng chỉ "bắt" được khi cùng nguồn gốc tần số xung động.

Theo nhiều nghiên cứu, vong hồn nào cũng cũng có mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Song vong hồn mà yếu, thì dù có muốn tạo hiệu ứng xung động đến người thân cũng đành "lực bất tòng tâm"!

Vong hồn được chia làm 3 cấp độ: Vong hồn, vong linh và siêu linh. Vong linh chỉ hiển hiện khi nhận nhiều thông tin cầu mong của người thân. Vong hồn thể hiện ở trần gian bằng cách nhập vào người. Đó là chiếm đoạn tức thời hoặc tương tác mạnh vào phần hồn của con người tạm thời. Ta gọi là người bị ma nhập và hiện tượng áp vong ngày nay. Trường hợp này chỉ xảy ra từ hai điều kiện thuận lợi, đó là chiếm đoạn (tương tác mạnh) tạm thời cấu tố thần thức trong phần hồn của con người khi gặp người có thần thức yếu hơn (ký ức sống) tạm thời "đẩy ra" (người yếu bóng vía) và thứ hai là năng lượng đủ lớn của vong hồn. Hiện tượng "ma ám", "ma nhập" mà ta từng thấy là xảy ra do nguyên nhân trên và thực tế rất hãn hữu.

Yếu tố ngẫu nhiên dễ bị gán thành "tâm linh" để lừa đảo

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, thực tế, việc tin vào sự tồn tại của thần thức (linh hồn - ma) sau khi chết đã có từ hàng nghìn đời nay. Có nhiều bằng chứng thực tế và rất khách quan minh chứng về điều đó. Chỉ có điều, cần tìm hiểu xem hình thái của "thần thức" được thể hiện như thế nào và sự kết hợp của nó với người còn sống ra sao?

Dựa vào kinh sách của nhà Phật và căn cứ vào hàng ngàn, hàng vạn các ca khảo nghiệm thì thấy, sự tương quan giữa thần thức của người đã chết với cuộc đời lúc họ còn sống là do "nghiệp quả" ràng buộc. Nghĩa là nghiệp thức bị trôi theo hiệu ứng của dòng năng lượng (còn gọi là trường sinh học) do các hành vi lúc còn sống tạo ra.

Ví dụ như khi còn sống tạo ra dòng năng lượng an lạc thì khi chết thần thức sẽ trôi trên dòng năng lượng an lạc đó. Nếu khi sống tạo ra dòng năng lượng đau khổ thì khi chết thần thức sẽ bị giam trong chính cái dòng năng lượng đau khổ đó.

Tuy dạng tồn tại của "thần thức" không giống với cơ thể vật lý của người đang sống, nhưng nó vẫn chuyển các "thông điệp" tới cõi giới của người đang sống bằng nhiều hình thức. Người nhận được các thông điệp đó thường được gọi là người có khả năng ngoại cảm.

Khi tiến hành các cuộc giao lưu tâm linh, các kết quả cho thấy đa phần các thần thức ("người âm") hiện lên với những đặc tính như tại thời điểm trước khi chết (còn gọi là giai đoạn cận tử nghiệp). Đối với những nhà ngoại cảm có khả năng nhìn thấy "người âm" thì họ mô tả "người âm" có hình dáng như lúc còn đang sống, nghe và cung cấp các thông tin của họ... Tuy nhiên, những sự kiện dị thường này xảy ra hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên chứ không hề do tác động của yếu tố tâm linh vô hình.

Nhưng có rất nhiều người do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên chỉ cần thấy một sự kiện khác thường nào đó đã vội gán thành "hiện tượng ngoại cảm, tâm linh". Chính sự hồ đồ đó là "vùng đất" để cho những kẻ lừa đảo, mê tín dị đoan có cơ hội "gieo trồng" những hành vi bất chính, lòe bịp các "tín chủ" nhẹ dạ cả tin.

Bị "ma ám" là do mình tự ám thị

ThS Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sức khoẻ Thể - Tâm - Trí, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam cho biết, những đức tin tôn giáo và các nghiên cứu về đề tài sau cái chết đều công nhận: Năng lượng của con người sau chết vẫn còn tồn tại nhưng người ta không thể nói là nó đang tồn tại dưới dạng sóng nào.

Để (có thể) tiếp xúc với những năng lượng này thì người ta có thể làm dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có áp vong, gọi hồn. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể tiếp xúc được? Việc tiếp xúc ấy là thật hay chỉ là cảm giác ảo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nói về chuyện "ma nhập", ThS Quân hài hước rằng: "Có lẽ nước ta là nơi đang có nhiều "ma quỷ" nhất trên thế giới. Vì không có một đất nước nào lại có lắm người bị "ma ám" như ở Việt Nam hiện nay. Theo tôi, những người chịu sự tác động của những năng lượng lạ (thế giới âm) thực sự là rất ít. Phần lớn là do vô tình mà họ đã bị sự tác động của ám thị tiêu cực từ phía bên ngoài hoặc tự ám thị của chính mình mà thành.

Xuất phát từ việc họ nghe và tin vào những chuyện "ma, quỷ" huyền bí mà người khác kể và khẳng định sau đó họ hay nghĩ và liên tưởng tới những điều đó. Trong lúc nghĩ và liên tưởng miên man thì tự bộ não phải tự xây dựng ra hàng loạt những hình ảnh và cho chúng ta hàng loạt những cảm xúc tương ứng với những hình ảnh ấy. Lúc đó, ý thức của họ đã không còn tự điều khiển được nữa! Họ tin là vong đã nhập và những biểu hiện vô thức nằm sâu trong tiềm thức của họ bắt đầu thực hiện (ám thị đã được khởi động) cộng với những ám thị lạ từ phía bên ngoài, tức là những câu hỏi kiểu "mớm cung" và vô thức của họ bắt đầu trả lời theo cái biết, cái tin của người khác. Các hiện tượng "ông đồng, bà cốt” cũng có thể giải thích tương tự. Muốn chữa khỏi và cắt bỏ được những biểu hiện này thì chỉ có phương pháp dùng ám thị lạ phá tự ám thị”.


HÃY THEO EM


Truyện ma: Hãy theo em

Đã mấy chục năm kể từ khi Lữ K
húc nằm xuống, tôi vẫn mơ hồ không hiểu, không minh bạch câu chuyện về “một cái chết đã được báo trước” nàỵ
Có hay không những chuyện giao cảm giữa hai cõi âm dương? Có hay không những câu chuyện ma mà người đời thường kể cho nhau nghẻ Trong nhiều năm nằm Ấp trên miền Thượng Du Bắc VN, tôi đã có phen lạc trong rừng cả một buổi, đã cầu mong gặp được một hiện tượng bất bình thường.

Nhưng chưa bao giờ gặp mạ Vào khoảng năm 1958, khi phụ trách một lớp bổ túc nghiệp vụ, tôi đã thấy cả chục nhân viên nằm chung trên một bộ ván, dưới cái nóng nung người của mái tôn. Khi được hỏi lý do, anh em đáp, vì nằm trên những giường vải cá nhân, cứ đêm đêm lại mơ giao hợp với ma nên phải nằm sát bên nhau cho đỡ bị kiệt sức! Tôi vốn không tin chuyện ma quỷ hiện hình, nên đã thử nằm ngủ một đêm trên giường vảị Nhưng hoàn toàn không có chuyện gì cả!
Thế mà từ khi Lữ Khúc bắt tay tôi và ngỏ lời vĩnh biệt… cho đến khi nghe tin Lữ Khúc nằm xuống, tôi đâm hoang mang! Phải chăng quả có một hồn ma bắt Lữ Khúc đi theo, do một nghiệp căn nào đó?
Trong cuốn nhật ký mà Lữ Khúc còn để lại, có ghi rõ ràng câu chuyện này, tôi xin phỏng thuật lại dưới đây:
- o O o -
Tin Lữ Khúc nằm xuống vì tai nạn xe hơi khiến cả Lán bàng hoàng! Tuần trước, chúng tôi mới nhận được thư anh gửi qua đường bưu điện. Bức thư vỏn vẹn có mấy dòng chữ:
Các bạn thân mến,
Trong tháng này, mình “đi”, chưa biết bằng cách nàọ Các bạn ở lại mạnh giỏị Câu chuyện mình đã kể trong lán là hoàn toàn có thật. Mình đã bắt tay vĩnh biệt từng bạn. Chẳng ai tin là mình sắp nằm xuống! Nhưng rồi các bạn sẽ nhận được tin nàỵ
Hãy cầu nguyện cho hương linh mình chóng siêu thoát.
Lữ Khúc.
Lán mà chúng tôi tạm trú trong thời gian ở Phước Long là một căn nhà tranh, cột kèo bằng tre già, lợp lá gồị Hồi đó, chúng tôi đang cùng nhau đi thực tập trong một chương trình Nông Lâm. Cũng may, ai nấy đều đã trải qua cuộc sống hướng đạo sinh, nên dù ở trong rừng và chỉ với 7 ngày lương khô, chúng tôi cũng đã thực hiện được những bài học về mưu sinh, thoát hiểm, nên đã sống vui mấy tháng trên rừng. Có điều từ ngày Lữ Khúc. xin rút tên khỏi khóa học, khăn gói trở lại miền xuôi, lán chúng tôi không còn ồn ào, vui vẻ như trước vì hàng ngày vắng tiếng hát Lữ Khúc. Chiếc mandoline qua hai bàn tay phù thủy của Lữ Khúc luôn phát ra những âm điệu réo rắt, hòa với giọng ca trầm ấm của anh.
Đột nhiên tháng trước đây, Lữ Khúc hoàn toàn đổi khác. Nhiều đêm, anh ra đứng ngoài lán, nhìn lên không hồi lâụ Khi đã quá khuya, chúng tôi phải ra kêu anh vô nghỉ. Hỏi, có tâm sự gì chăng. Anh lắc đầu: “Không có gì!”
Câu chuyện mà Lữ Khúc nói đã kể trong lán là có thật, đầu đuôi như sau:
- o O o -

Hôm ấy trời mưa lớn. Sài Gòn thường có những trận mưa bất ngờ, ào ào trong năm ba phút rồi trời lại nắng ráọ Giữa một trận mưa như thế, Lữ Khúc đang lái chiếc xe trên đường từ Hạnh Thông Tây về Thị Nghè vào khoảng 7 giờ chiềụ Thốt nhiên phản ứng tự nhiên khiến anh đạp thắng dừng xe lại, vì bên lề đường có một bóng đen đang giơ tay vẫỵ Lữ Khúc hạ kiếng xe bên phải xuống, một giọng thiếu nữ cất lên:
- Xin ông vui lòng cho “quá giang” một lát!
Khúc với tay mở cửa xe, chờ cô gái ngồi bên cạnh
- Cô đóng cửa xe giùm. Xin cho biết cô muốn tới đâủ
Cô gái vui vẻ:
- Cảm ơn ông nhiềụ Xin ông cho tới khu nghĩa trang trước đây thôị
Khi xe gần tới nơi, cô gái chỉ tay:
- Nhà má em trong hẻm này, số 77Ạ Khi nào có việc ghé qua, xin mời ông quá bộ vô uống ly trà!
Lữ Khúc dừng xe trước một ngõ hẹp, có hai hàng cây so đũa:
- Cô về!
- Cảm ơn ông!
- Không có gì, cô…
- Em tên Di!
- Cô Di về.
- Chào ông!
Tối hôm đó về đến nhà trong khu cư xá Ngân Hàng bên Thị Nghè, Lữ Khúc mải lo làm một số công việc dịch vụ, hầu như không còn nhớ lại chuyện cô gái tên Di xin quá giang xe nữa! Nhưng sau khi đi nằm, tự nhiên chợt thấy một bóng người xuất hiện ngoài khung cửa sổ. Lữ Khúc mở cửa và nhận ngay ra người vừa tới:
- Cô Di, khuya rồi, có việc gì mà qua đây vậỷ
Di mỉm cười:
- Em không ngủ được, nên đến rủ ông ra ngoài ngắm trăng.
Như có một động lực vô hình thúc đẩy, Lữ Khúc theo Di ra vườn câỵ Di kéo tay Khúc, dìu anh ngồi xuống chiếc ghế dài – do hội Hoàn Cầu Khải Tượng tặng thành phố Sài Gòn -, ngón tay nàng chỉ lên cao:
- Ông xem, trăng đẹp biết chừng nào!
Lữ Khúc thấy trong người lâng lâng như say rượụ Ánh trăng không đủ sáng cho anh nhìn rõ khuôn mặt Di, nhưng đã nhận ra cặp mắt nàng long lanh như có ngấn lệ:
- Hình như cô không được vuỉ
Di gật đầu:
- Em sắp phải đi khỏi khu vực này! E rằng sẽ không còn được gặp ông nữa!
Lữ Khúc ngạc nhiên:
- Vì saỏ
- Em có nhiệm vụ phải kiếm một bạn đồng hành đến một nơi đã được chỉ định, để hoàn thành một sự ủy thác. Nhưng đã mấy năm rồi, không ai chịu làm bạn với em. Hoặc có người thương cảm em, muốn đi theo em, nhưng em lại không đành chấp nhận, bởi ảnh còn có gia đình… Nay thì thời hạn của em chỉ còn bốn mươi chín ngày nữa, mà em hầu như không còn hy vọng tìm được người cùng đị Hậu quả là em phải đi khỏi khu vực này, vì thời gian dành cho em có hạn..
Lữ Khúc tỏ vẻ không hiểu:
- Sao Di lại cần phải có người đi theỏ
Di ngần ngại:
- Tại em đã vì tình thương mà không quyến rũ một người mà em có nhiệm vụ bắt đi theọ Cũng do người ấy chưa đến số phải ra đi…, nên em phải chịu một hình phạt, chưa biết đến bao giờ mới được đầu thaị.!
- Không có người đi theo, Di phải rời bỏ khu vực này, rồi Di sẽ ra saỏ
Di lắc đầu:
- Em cũng không biết ra sao nữạ Nhưng chuyện phúc họa khôn lường, mà đối với em thì may nhiều, rủi ít!
Lữ Khúc khảng khái:
- Tôi sẽ đi với em!
- Anh còn công danh, sự nghiệp..
- Tôi không có gia đình mà công danh, sự nghiệp thì còn xa vời quá. Nếu Di muốn, hãy cho tôi theọ Tôi chấp nhận mọi rủi may, miễn là giúp Di được giải thoát!
Di cúi đầu:
- Để em coi em có duyên với ông không đã…
Có tiếng gà gáy sáng, Di hốt hoảng:
- Em phải về! Nhớ khi nào có dịp, ông ghé thăm em!
- Tôi hứa với Dị

Một buổi chiều sau đó, Lữ Khúc lái xe qua con đường cũ. Anh đậu xe bên lề đường rồi men theo ngõ hẹp vô số nhà mà Di đã chọ Một bà già mở cánh cửa bước ra:
- Xin lỗi, ông Hai muốn kiếm aỉ
Lữ Khúc vui vẻ:
- Dạ! Thưa bà bác, xin cho cháu gặp cô Dị
- Ông Hai theo tôi!
Lữ Khúc lặng lẽ bước theo bà già. Đến trước một ngôi mộ cỏ mọc xanh um. Bà già chỉ tay vô thanh gỗ có viết tên người quá cố:
- Cháu đó!
Khúc thẫn thờ nhìn dòng chữ:
- Hồ Thị Di (1940-1962)
Khi ngoảnh lại, Khúc thấy bà già đang trở lại nhà. Anh chắp tay, cúi đầu trước mộ:
- Di! Thì ra Di là người cõi khác. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng có duyên với nhaụ Hiện nay, anh không còn gì ràng buộc.. Tôi tự nguyện sẽ là người bạn đồng hành của Di…
Khúc mơ hồ nghe có tiếng Di vang lên trong ngọn gió mát lạnh từ đâu tới:
- Hãy theo em!

Teghe.com (sưu tầm)



Có Ma hay không?



Có Ma hay không?

 

Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho mỗi người trong chúng ta, vì có thể có người chưa hề « gặp ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con Ma họ thấy có thật hay không. Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về Ma như thế nào.

Tìm hiểu định nghĩa của Ma trong kinh sách

Ma là gì ? Chữ Ma do chữ Phạn Mâra mà ra. Tiếng Tây tạng là bDud, người Nhật cũng gọi là Ma hay Hajun, tiếng Hán là Mo hay Mó, nhưng người Trung quốc thường âm từ tiếng Phạn và gọi là Ma-la, vần r không có trong tiếng Trung hoa nên người Trung hoa thường gọi là Ma-la thay vì là Ma-ra. Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới « thấy » Ma.

Kinh sách định nghĩa chữ Ma (Mâra) là « Quỷ sứ cám dỗ », một thứ « Quỷ tinhranh » tượng trưng cho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả.

Phổ diệu Kinh(Latitavistara), là bộ kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật, cho biết Ma đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu và cản trở không cho Vị Phật tương lai là Đức Thích-Ca Mâu-Ni đạt được Giác ngộ. Trong đêm trước khi Ngài thành Phật, Ma dẫn ba con ma nữ đến quyến rũ Ngài, lại đưa ma quân đến để ném đá như mưa vào Đức Phật. Tên cầm đầu đòi Đức Phật phải nhường ngai lại cho hắn, vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứng thực Phật đã đạt được Giác ngộ. Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất, mặt đất liền bị chấn động và rung chuyển ầm ầm, chứng minh cho sự Giác ngộ đích thực của Ngài. Cả đàn Ma liền biến mất như bị phù phép vậy.

Như vừa kể trên đây, nếu ta có ma quân…thì ta cũng phải có tên cầm đầu tức là Ma vương. Ma vương cũng là cách dịch khác của chữ Mâra. Ma vương là Vua các loài Thiên ma, ngụ ở cảnh trời gọi là Tha-hoá Tự-tại thiên(Paranirmitavasavartin), tức là cảnh trời thứ sáu trong cõi Dục giới, một cảnh giới thấp nhất trong Tam giới. Ma vương có phép thần thông, chuyên dùng ma thuật để phá rối, ngăn cản sự tu tập của những vị Bồ-tát. Ma vương còn có tên là Ma vương Ba-tuần, tức là tên của Tha-hoá Tự-tại thiên vương.

Vậy theo Kinh sách, có bao nhiêu thứ Ma tất cả ? Thật ra Ma nhiều lắm, nhưng tựu trung được phân loại ra làm bốn thứ. Có vài khác biệt trong cách định nghĩa của bốn loại Ma giữa Thừa Kinh điển (Sutrayana) và Kim cương thừa (Vajrayana). Vì thế nếu đem cộng lại sẽ có đến tám thứ Ma (Bát ma).

Theo Thừa Kinh điển (Sutrayana) có bốn loại Ma (Tứ ma) là :

1. Ma cấu hợp (Skandhamara) : đó là thứ ma quái làm cơ sở cho khổ đau và cái chết mà ta phải gánh chịu trong cõi luân hồi. Con ma đó gọi là « con ma gánh chịu cái chết ». Kinh sách tiếng Hán gọi là Ấm ma,Uẩn ma, hay Ngũ chúng ma.

2. Ma dục vọng (Klesamara) : bao gồm những dục vọng, ham muốn, thèm khát, xui khiến ta phạm vào những hành vi tiêu cực, tạo ra nghiệp xấu, thu ngắn kiếp nhân sinh, đưa ta vào vòng khổ đau của cõi luân hồi. Đó là « con ma đưa đến cái chết », kinh sách gốc Hán gọi là Phiền não ma.

3. Ma thần chết (Mrtyumara) : đó là sự hủy hoại, cứu cánh tất nhiên của sự sinh, hậu quả của bản chất cấu hợp của mọi hiện tượng, tức là quy luật Vô thường. Con ma này có tên là « con ma vô thường », kinh sách tiếng Hán gọi là Tử ma.

4. Ma con trời (Devaputramara) : bao gồm những thứ ma làm cho ta đãng trí, phân tâm, xúi dục ta bám víu vào ảo giác bên ngoài làm cản trở sự tu học. Đó là « con ma bấn loạn », kinh sách tiếng Hán gọi là Tha-hoá Tự-tại Thiên tử ma, gọi tắt là Thiên ma, tức thần thánh tay sai của Thiên-hóa Tự tại vương.
Theo Kim cương thừa (Vajrayana) tứ Ma lại được định nghĩa khác hơn:

1. Ma xiềng xích (tiếng Tây tạng : thogs-bcas-kyi bdud) : con Ma này rất hung tợn và lộ liễu, gây ra phiền não, binh tật và chướng ngại bên ngoài. Đây là con Ma của sự bám víughét bỏ đối với những vật thể và hiện tượng chung quanh. Con ma này luôn luôn tìm cách trói buộc ta vào những thứ ấy. Kinh sách tiếng Hán gọi con ma xiềng xích là Phiền não ma.

2. Ma thả lỏng (tiếng Tây tạng : thogs-med-kyi bdud) : đó là ba thứ nọc độc chính và năm thứ nọc độc phụ, tức là những dục vọng chính yếu và thứ yếu, những tư tưởng hay tư duy bấn loạn chưa được khắc phục, xâm chiếm tâm thức ta và gây ra khổ đau cho ta. Kinh sách gốc tiếng Hán gọi con ma này là Tâm ma.

3. Ma khánh hỷ (tiếng Tây tạng : dga’-brod-kyi bdud) : đó là con ma đội lốt hân hoan, vui thích, thỏa mãn với chính mình, xem ta hơn cả mọi người, xúi dục ta bám víu vào những « kết quả » và « kinh nghiệm » thiền định đã thực hiện được và cho đấy là cao siêu, rồi trở nên hãnh diện, không chịu cố gắng tu tập thêm. Kinh gốc tiếng Hán gọi là Thiện căn ma.

4. Ma kiêu căng (tiếng Tây tạng : snyems-byed-kyi bdud) : đó là con ma ngạo mạn, tự mãn, tự kiêu, tự đại. Đấy là bản chất căn bản của con ma mang tên là cái « ta », cái « tôi », cái « ngã ». Kinh sách gốc tiếng Hán gọi là Tam muội ma.
Có sách (kinh Hoa nghiêm sớ sao) còn phân chia Ma ra làm mười thứ gọi là Thập ma, trong số mười loại ma này nhiều thứ đã được liệt kê trên đây, tuy nhiên cũng xin kể ra hết theo thứ tự như sau :
1. Uẩn ma
2. Phiền não ma
3. Nghiệp ma : tức các nghiệp tiêu cực ngăn trở việc tu tập.
4. Tâm ma
5. Tử ma
6. Thiên ma
7. Thiện căn ma
8. Tam muội ma
9. Thiện trí thức ma : tức là những kẻ thông hiểu được đạo lý, nhưng vì ích kỷ tham tiếc đạo lý ấy mà giữ riêng cho mình, chẳng chỉ dạy cho kẻ khác. Những kẻ như thế cũng được xem là một loại ma.
10. Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước không quán thấy được chính đạo.
Đã nói đến danh từ và định nghĩa thì cũng mạn phép kể ra thêm :
Ma cảnh : khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tu hành.
Ma chướng : những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến của trí tuệ.
Ma duyên : còn gọi là ác duyên, tức là những xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại.
Ma đàn : là sự bố thí của ma, không phải là của người. Đó là sự bố thí của những kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của ma quỷ mà bố thí, muốn tránh tại nạn mà bố thí. Loại ma này nhan nhãn chung quanh ta, rất dễ thấy, không cần đến « kính chiếu yêu ». Chữ Ma đàn nghịch nghĩa với chữ Phật đàn, tức là bố thí mà không biết là đã bố thí, không biết bố thí cái gì và bố thí cho ai, bố thí chỉ vì lòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.
Ma đạo : đường đi của ma, chốn lui tới của ma, còn gọi là ma giới, tức cảnh giới của ma.
Ma lực : sức mạnh tiêu cực, kích động những hành vị xấu hay hung ác.
Ma ngoại : là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.
Ma Phạm : (Mâra hay Brâma) tức là Ma vương ở cõi Phạm vương, gọi tắt là Ma Phạm. Chữ Ma vương đã được giải thích trên đây, đó là Thiên-hoá Tự tại vương, còn Ma Phạm hay Phạm vương hay Phạm thiên vương (Mahabrahma) là vị Chúa tể của cõi Ta-bà, quyền lực của Ma Phạm hay Phạm thiên vương vượt lên vị thế cao nhất trong cõi Dục giới, cai quản và điều hành cả thế giới này. Kinh điển gốc Hán gọi « Ngài » là Ngọc Hoàng Thượng đế.
Ma thiền : phép thiền định tà mị, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược với chánh đạo. Ma thuật : nói chung là những hành vi mê tín, dị đoan, phản khoa học.
Ma sự : ý nghĩa của ma sự khá rắc rối, đại cương là những sự việc, những hành vi sai lầm, ngăn cản sự tu học trên con đường chánh Pháp. Những người thực thi ma sự có thể xem như những con ma chạy theo lục trần : yêu sắc đẹp, thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó những gì ưa thích, ước mong những cảnh huống tiện nghi sang trọng. Ma sự cũng là những cám dỗ kích động người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục. Ma sự cũng có thể dùng để chỉ người ngồi thiền u mê và ngủ gục, hoặc trụ vào những cảnh hiện ra khi thiền, hoặc cảm thấy bấn loạn trong tâm thức, thấy cảnh dữ mà bỏ thiền... Ma sự cũng dùng để ám chỉ những người đã xuất gia tu hành nhưng còn ham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, hoặc xu nịnh bọn cư sĩ và bá tánh lui tới chùa có nhiều của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phép bói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…

Vậy Ma thực sự là gì ?

Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả Ấn độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm vừa nói trên đây. Tên của Ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là Chủ nhân ông của thế giới vật chất và hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của người Chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.

Ma không những tượng trưng cho dục vọng hiển hiện như vừa kể mà còn tượng trương cho những thèm khát tiềm ẩn bên trong ta, không bộc lộ ra ngoài, chúng thuộc về bản năng, có thể phát sinh từ tâm thức mặc dù rất tinh khiết, hoặc từ những nghiệp sâu kín và những cấu hợp của thân xác. Con Ma này nằm trong da thịt của ta, trong tâm thức ta, trong sự vận hành của cơ thể ta.

Ma còn mang một cái tên nữa mà Kinh sách ít nói đến, đó là con ma Ái dục (Kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nói nôm na là tình yêu. Con ma Ái dục ấy là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn « canh chừng » và « chăm lo » cho ta rất cẩn thận. Con Ma đó hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dâng cho ta những ảo giác biến động như vửa kể do chính nó tạo ra, kèm theo mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.

Vấn đề mấu chốt và gay go là Ma không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ mà nó đã tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, « tham » bao nhiêu nó cũng cho, « yêu » bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, « bám víu » bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà Ma đem tặng cho ta chỉ là khổ đau mà thôi : cướp giật, mưu mô, thất tình, tự tử, lường gạt, đâm chém… Những khổ đau ấy Ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là Ngũ uẩn quen dần với với những lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú. Ma vừa là Kẻ sáng tạo và đồng thời cũng là Kẻ phá hoại là như thế đó.

Khi nhìn Ma dưới khía cạnh này, ta sẽ hiểu ngay là ma ở đâu. Ma ngự trị chính trong đầu của ta. Ma nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác Ma không nằm bên ngoài ta, không có ta thì cũng không có Ma. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát nhục dục, thất vọng, buồn bực, đói khát, bám víu, tham lam, chiếm giữ, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi, nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự phụ, yêu thương một cách ích kỷ, tự mãn với cái « tôi » của chính mình v.v. và v.v. Tất cả những thứ này được Kinh sách phân ra làm tám thứ hay mười thứ ma : Uẩn ma, Phiền não ma, Tử ma, Thiên ma, Tâm ma, Thiện căn ma, Tam muội ma…như đã đề cập trong phầntrên đây. Nhưng nếu suy nghĩ sâu sa thì ta sẽ thấy Ma nhiều hơn, đông đảo hơn như thế nữa, Ma hiển hiện cùng khắp trong thế giới luân hồi này.

Trên đây là những gì Kinh sách nói về Ma, định nghĩa về Ma. Dựa theo đó ta có thể phân loại và tổng kết thành ba loại như sau :

- ma tượng trưng những cấu hợp do nghiệp của mỗi cá nhân hay những cảnh huống bất lợi xảy ra bên ngoài : chẳng hạn như ma nghiệp, ma duyên, uẫn ma, ấm ma, ngũ chúng ma, ma chướng, ma cảnh, ma đạo, ma duyên…
- ma tượng trưng cho những hành vi sai lầm hay bất chính : ma phiền não, ma khánh hỷ, ma kiêu căng, thiện ma, tâm ma, tam muội ma…
- ma tượng trưng cho những chúng sinh thực thi những hành vi sai lầm, tai hại : chẳng hạn như ma phạm, ma vương, những người thực thi ma sự, ma thuật…
Điều lạ là kinh sách nhiều vô kể nhưng ít thấy nói đến những con ma có thể làm cho ta dựng tóc gáy, hét lên và phóng chạy, hoặc làm cho người ngủ mê kêu ú ớ, tay chân lạnh ngắt và toát mồ hôi đầm đìa. Ta thử tìm hiểu loại ma này xem sao.

Một thí dụ cụ thể về Ma

Để tránh cách nói tổng quát, siêu hình như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ thực tiễn hơn, đơn giản hơn vể những con ma thường hiện ra dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây, kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một căn phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con Ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt,… và cười với ta một cách thật rùng rợn. Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con Ma, ta sẽ không thấy khi ta đến gần. Vì đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu hay do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn « không dám » tiến đến gần, ta cứ bật đèn lên, thì con Ma cũng biến mất. Nhưng nếu ngược lại, ta hét lên một tiếng, « vắt giò lên cổ » mà chạy, thì nhất định con Ma sẽ đuổi theo, và nhất định ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn được, vì chính ta cõng mà chạy. Nó ở trong đầu của ta, trong thân xác đang « nổi da gà » của ta.

Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đem chuyện « thấy ma » ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể như thật với người khác, tức là ta giới thiệu con Ma mà ta thấy cho một người thứ hai. Người này có thể vừa thích thú vừa sợ sệt mà đón rước , đem cất giữ vào trong đầu. Người này lại kể cho người thứ ba, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Mỗi lần như vậy thì con ma mà ta thấy trước đây lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng, người nghe sau cùng lại vô tình kể lại cho ta nghe về con ma ấy, có thể ta còn sợ nó hơn cả con ma mà chính ta đã từng thấy « thật » trước đây.

Phật có đưa ra một thí dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Nhưng nhìn kỹ thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta. Con Ma cũng ở trong đầu ta là như vậy.

Khi ta ngủ mê, ta thường chiêm bao « thấy ma ». Ta hét lên hay la ú ớ…Giật mình thức dậy, ta không thấy con ma nào cả. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giường và trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấy là do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ tiềm thức ta, từ nơi a-lại-da-thức (âlayavijnâna) của ta, sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn và tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín của ta, từ những ám ảnh bịnh hoạn của ta, từ những đam mê, tham dục của ta, từ những bám víu vào ảo giác, sân hận của ta…Những người tu tập cao, nhất là tu tập theo các phép thiền định của Phật giáo Tây tạng, họ ít chiêm bao hay hoàn toàn không còn chiêm bao nữa, hoặc nếu có chiêm bao thì họ chỉ « thấy » những phản ứng và hành vi của họ thấm đượm lòng tư bi, yêu thương, khoan dung và độ lương trước những cảnh đau thương trước mặt họ, nhưng tuyệt đối họ không còn thấy ma nữa.

Tóm lại, Ma nằm trong tâm trí ta và tâm thức ta. Tại sao ? Vì Ma chính là Chủ nhân ông của mọi tư duy và hành vi duy ý của ta. Vị Chủ nhân ông ấy tượng trưng cho sự vận hành của nghiệp, cơ sở của sự vận hành ấy là ngũ uẩn (skanha), ngũ uẫn tác động với ngoại cảnh tức là cơ duyên để giúp cho nghiệp biến thành quả. Vậy con Ma, hay Vị Chủ nhân ông của ta chính là cái ta, cái ngã, cái tôi đang ẩn nấp trong ta, đang điểu khiển ta. Con Ma đó chính là vô minh, tức những bản năng thú tính, dục vọng, thèm khát, bám víu, sân si, ảo giác…, chúng kích động ta, đẩy ta vào những hành vi với mục đích làm thoả mãn những thèm khát và dục vọng trong ta. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trong đầu ta, Ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái tôi, cái ngã của ta, nó rất khôn ngoan và khéo léo, tùy theo từng người, từng hoàn cảnh và trường hợp, nó sẽ dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếng êm ái, dễ thương, hoặc hét lên the thé…, mục đích để in đậm trong tâm trí ta sự hiện diện của cái ngã.

Ma là cái ngã đang thống trị ta, làm cho ta tham lam, ích kỷ, nó xúi dục ta, nịnh hót ta, biến ta thành đốn mạt, nói dối và quỷ quyệt. Ma không phải chỉ biết doạ nạt suông mà thôi, nhưng chính những hành vi do Ma xúi dục đã làm phát sinh ra Thế giới luân hồi. Thế giới luân hồi nằm trong sự kiềm tỏa của Ma, đồng thời Ma lại nằm trong tâm thức ta. Đánh đuổi con Ma ấy ra khỏi tâm thức có nghĩa là xoá bỏ cả thế giới luân hồi này. Vì thế có thể nói Ma chính là biểu hiện của luân hồi, của sợ hãi, đọa đày và khổ đau. Ma hay Vô minh tung hoành trong tâm thức ta, tạo ra u mê, lầm lẫn và đau khổ, kích động ta tạo nghiệp, trói buộc ta vào thế giới luân hồi.

Chu kỳ của sự sống là sự vận hành của bánh xe luân hồi mà động cơ là con Ma trong đầu ta. « Tỉnh thức » hay « Giác ngộ » tức là nhận thức được quá trình đó, sự vận chuyển đó không thật, chúng chỉ là ảo giác, chỉ là Ma. Tóm lại, ta không thể đuổi con Ma ra khỏi phòng, ta cũng không thể chạy trốn nó được, mà ta phải đuổi con Ma ra khỏi đầu. Ta không thể dùng bùa chú, phù phép hay nghi lễ để đuổi Ma. Ta chỉ có thể đuổi Ma bằng tu tập, bằng cách khắc phục Vô minh, mang lạicho ta một tâm linh minh mẫn, an bình, trong sáng và rạng rỡ, không còn bóng dáng một con Ma nào nữa.

Trừ Ma theo Phật giáo Tây tạng

Theo sự trình bày trên đây, Ma ẩn nấp trong đầu ta, tu tập tức là tìm cách đánh đuổi con Ma ra khỏi đầu. Lý thuyết là như thế, nhưng đánh đuổi bằng khí giới gì, bằng cách nào ? Xin trích ra đây câu chuyện trừ Ma hay trị Ma của Mật-lặc-Nhật-ba (Milarepa) do Kalou Rinpoché thuật lại trong một quyển sách của ông. Kalou Rinpoché (1904-1989) là một Đại sư Tây tạng rất uy tín đã thuyết giảng trong hai mươi năm liền tại các nước Tây phương trước khi ông qua đời.

Mật-lặc-Nhật-ba (1052-1135) là một thánh nhân Tây tạng, đệ tử của Mã-nhĩ-ba (Marpa). Câu chuyện như sau :

Mật-lặc-Nhật-ba ẩn cư trong một hang động trên Hy-mã Lạp-sơn. Một hôm, khi ông quay vào hang thì bắt gặp một đàn quỷ rất hung tợn đang chờ đợi ông, chúng nhe răng và trợn hai mắt to như hai cái dĩa. Chúng dọa nạt ông, dậm chân làm mặt đất rung chuyển, hò hét thật khiếp đảm. Mật-lặc-Nhật-ba tìm mọi cách để xua đuổi chúng : ông kêu gọi đến sức mạnh của thầy ông là lạt-ma Mã-nhĩ-ba và quán tưởng đến các thần linh phù trợ, nhưng đều không hiệu quả ; ông quay ra hăm dọa lại đàn ma quỷ, tìm mọi cách đánh đuổi chúng. Chẳng những chúng không sợ mà còn chế nhạo ông nữa :

« Nhìn thấy mi như thế, chúng ta thừa biết mi hoảng sợ lắm rồi. Mi mất hết trầm tĩnh và sự an bình rồi. Ha ! ha ! »

Mật-lặc Nhật-ba liền tự nhủ :

« Mã-nhĩ-ba thầy ta có dạy rằng những biểu hiện bên ngoài chỉ là những phóng ảnh của tâm thức, bản chất của tâm thức thật ra là trống không và trong sáng. Nếu xem ma quỷ thuộc bên ngoài tâm thức để mà đánh đuổi chúng ra xa thì cũng giống như là những hành động ảo giác mà thôi ».

Mật-lặc-Nhật-ba liền hiểu rằng ông không được phép để cho tâm thức bị ám ảnh bởi những biểu hiện như thế, phải giữ tâm thức vững vàng trước những đàn ma quỷ dù cho chúng hung tợn đến đâu cũng thế. Ông cũng quán nhận được rằng ma quỷ chỉ là những bám víu, và những tư duy nhị nguyên phát sinh từ trong tâm thức. Ông bèn hết sợ, chấp nhận sự đối diện với ma quỷ, đồng thời ông phát lộ lòng Từ bi vô biên đối với chúng.

Ông tự nhủ như sau :

« Nếu chúng nó muốn ăn thịt ta, ta sẽ hiến dâng thân xác này của ta cho chúng ; sự sống là tạm bợ, đấy chính là một dịp tốt để ta đem thân xác này làm một việc thiện ».

Thật bất ngờ, thái độ Từ bi và sự quán nhận Tánh không của Mật-lặc-Nhật-ba đã làm nguôi cơn thịnh nộ của đám ma quỷ và tên cầm đầu liền nói với Mật-lặc-Nhật-ba như sau :

« Chúng ta cứ tưởng là mi khiếp sợ chúng ta ; nào ngờ các ý nghĩ đen tối về ma quỷ không thể nào hiển hiện ra được trong đầu mi, vậy thì mi chẳng có gì để sợ hãi cả ».

Dứt lời, toàn thể đám ma quỷ đều biến mất.

Người ta nghĩ rằng ma chỉ có thể hiện ra trong kẹt cửa hay trong những nơi đầy bóng tối, nhưng thật ra thì chúng đang ẩn nấp trong các ngõ ngách u tối phía sau tấm màn vô minh trong tâm thức của mỗi người trong chúng ta. Khi nào chúng ta vun xới tâm thức mình để biến cải nó thành một ngôi vườn đầy hoa thơm và cỏ lạ, tràn đầy lòng Từ bi và rộng lượng, chan hòa ánh hào quang của Phật tính, thì khi ấy trong tâm thức ta tức là ngôi vườn chan hoà ánh sáng đó sẽ không còn có bóng dáng của một con ma nào ẩn nấp.
_ _ _ _ _ _ _ _ _                                                                                                           _ _ _ _ _ _ _ _
                             Hồi đó ở Huế ngay khu xóm Chuối, đường Trần Quang Khãi Huế. Tôi hôm đó đang nằm mơ mơ chuẩn bị ngủ thì thấy có một người đàn ông đứng ở dưới chân giường, tôi mới nói trong đầu: Tui là học sinh sinh viên, lấy tiền đâu mà cúng cho ông, biết ông còn vương vấn trần gian thì chưa siêu thoát và không ai cúng cho ... Nếu muốn cúng thì cho tôi trúng số, tôi cúng cho.

Nói xong thì người đàn ông đi về phía góc tường và tôi cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng tỉnh dậy thì thấy cây đàn Guitar nằm ngay vị trí hồi tối người đàn ông đó đứng, mà cây đàn có bao giờ tôi để đó đâu, vậy là tôi nói từ đây tới tối không bao giờ cầm cây đàn.

Tối đó đi chơi về, tự nhiên quên mất cái vụ kia, liền cầm đàn guitar hát chơi. Cái bàn vi tính tôi để ổ cắm điện ngay trên mặt bàn, đang chơi thì cái dây đàn phía đầu cần nó găm vô ổ cắm, tay tôi bị dính chặt vô dây đàn, nguyên cả đường dây điện bị chập và cháy.

KHÔNG BIẾT LÀ DO TRÙNG HỢP HAY SAO ĐÓ? VÀ TỐI HÔM ĐÓ LÀ MƠ HAY THẤY THẬT?


Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

NẾU NHƯ NGÀY ĐÓ


                                                   Nếu như ngày đó ( Lệ Quyên )





                                                          Tình đến tình đi có nghĩa gì
                                       Vấn vương đau khổ lắm sầu bi
                                       Trời mang một kiếp người cam chịu
                                       Sống hết kiếp này sẽ quên đi

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Đẹp như thiên thần 3



(VnMedia) - Mới 4 tuổi, những Milanna Kurnikove đã là người mẫu có tiếng ở Nga với vẻ đẹp như thiên thần trong các câu chuyện cổ tích. Những hình ảnh mới đây của Milanna Kurnikove xuất hiện trên Internet đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Mọi người vô cùng ngỡ ngàng và thích thú với cô bé có khuôn mặt thánh thiện, đôi mắt xanh, mái tóc bồng bềnh màu hạt dẻ và đặc biệt là phong thái như một người mẫu chuyên nghiệp.

Được biết, dù nhỏ tuổi, nhưng người mẫu nhí này đã tham gia làm mẫu quảng cáo thời trang, chụp hình cho các tạp chí và đóng phim quảng cáo.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Hoa Nhi - (theo THX)
 

Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần

Sở hữu một vẻ đẹp thánh thiện với đôi mắt hồn nhiên và nụ cười trong sáng, những bé gái trong bộ ảnh dưới đây thực sự khiến ta dễ liên tưởng đến những thiên thần.
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần



Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần

10:29 16/02/2012
Sở hữu một vẻ đẹp thánh thiện với đôi mắt hồn nhiên và nụ cười trong sáng, những bé gái trong bộ ảnh dưới đây thực sự khiến ta dễ liên tưởng đến những thiên thần.
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần
Những bé gái sở hữu vẻ đẹp thiên thần